ĐẶT CỌC CÓ CẦN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC KHÔNG?

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khoản 3 Điều 167 luật đất đai năm 2013 ‘không quy định hợp đồng đặt cọc phải công chứng, chứng thực”

Tuy nhiên, Bất động sản là một tài sản có giá trị lớn, trước khi mua bán bạn nên lập hợp đồng đặt cọc tại một Văn phòng công chứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và tránh được rủi ro khi người bán, bán một tài sản cho nhiều người.

Nếu hợp đồng đặt cọc được thực hiện tại phòng Công chứng, theo quy định thì Công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra thông tin (GCN-QSDĐ) qua hệ thống UCHI của Sở Tư Pháp để xác minh những giao dịch trước đó rồi mới công chứng. Trường hợp đã có giao dịch như chuyển nhượng, ủy quyền, tặng cho, hứa bán, thế chấp…thì không được tiếp tục công chứng. Đây chính là lý do bạn nên công chứng hợp đồng đặt cọc.

Văn phòng công chứng Ngô Văn Hoàn chuyên công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tư vấn miễn phí về chia tách, xin cấp mới, sang tên sỏ đỏ nhà đất.