Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống xã hội ngày càng tăng cao. Kéo theo yêu cầu về công chứng viên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, quá trình để trở thành công chứng viên không dễ dàng đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn, điều kiện để đáp ứng công việc đặc biệt này. Bài viết sau đây, VPCC Ngô Văn Hoàn

Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

Theo quy định Khoản 2 Điều 2 Luật công chứng 2014 thì Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.

Điều kiện để trở thành một công chứng viên

Điều kiện cần để được bổ nhiệm làm công chứng viên

Đầu tiện để được bổ nhiệm làm công chứng viên thì một người cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản dưới đây:

– Là một công dân Việt Nam và có đăng ký thường trú ở Việt Nam: Điều kiện đầu tiên để một người có thể được bổ nhiệm làm công chứng viên ở Việt Nam. Đó chính là người đó phải là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, đang cư trú, sinh sống công tác, làm việc, học tập ở Việt Nam và có đăng ký thường trú, một người nước ngoài thì không thể trở thành công chứng viên ở Việt Nam được.

– Luôn luôn tuân thủ Hiến pháp và quy định của pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt: Do công chức viên là người có vai trò quan trọng và phải chịu trách nhiệm đảm bảo cho tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, sự công bằng trong giao dịch đó và kể cả việc bảo quản hợp đồng, phòng ngừa tranh chấp. Như vậy, một công chứng viên phải là người nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng để đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch giữa các bên.

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ

Điều kiện đủ để được bổ nhiệm làm công chứng viên

Ngoài các quy định tiên quyết công chứng viên phải là công dân Việt Nam, thường trú ở Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt nghiêm chỉnh chấp hành. Để trở thành công chứng viên phải có thêm những điều kiện sau:

– Có bằng cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Luật: Bằng cử nhân này có thể có từ các cơ sở đào tạo luật trên cả nước, hoặc từ các trường đào tạo đại học có khoa Luật ở trong đó và có đủ điều kiện để cấp bằng cử nhân luật cho học viên.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên: sau khi tốt nghiệp và có bằng cử nhân luật, người này phải có thời gian công tác trong các cơ quan, tổ chức hành nghề luật, hay bất cứ văn phòng luật nào với thời gian từ 05 năm trở lên để có kinh nghiệm làm việc và được đối mặt với các tình huống thực tế cần vận dụng quy định của luật.

– Đã tốt nghiệp khóa đào tạo công chứng: đây là khóa đào tạo để các ứng viên có thể nắm được nghiệp vụ của một công chứng viên một cách bài bản nhất, cũng như được trang bị các kiến thức cần thiết để vào nghề này. Đối với những trường hợp được luật quy định là không cần tham gia khóa đào tạo này thì cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng: Đạt yêu cầu ở đây có thể được hiểu là phải có Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ. Tố chức hành nghề công chứng này có thể là do người đó tự liên hệ để tập sự.

– Cần đảm bảo sức khỏe để hành nghề công chứng: người hành nghề công chứng phải đảm bỏ điều kiện sức khỏe tốt để có thể đảm nhận công việc do nghề nghiệp yêu cầu.

Một số lưu ý khi muốn trở thành công chứng viên

Để trở thành một công chứng viên, mỗi người cần phải trải qua một quãng thời gian bắt buộc nhất định trong đó: Thời gian hoàn thành bằng cử nhân luật thông thường là 04 năm. Thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức hành nghề luật. Thời gian đào tạo nghề công chứng sau khi có bằng cử nhân luật là 12 tháng.

Mỗi năm, Bộ Tư pháp tổ chức 02 kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.